Tòa tháp đôi cao nhất thế giới Petronas được du khách khắp nơi đến thế giới nhắc đến khi du lịch Malaysia. Nó đã trở thành niềm tự hào của người dân và là biểu tượng của đất nước hồi giáo Malaysia. Tháp đôi Petronas giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới trong suốt những năm từ 1998 đến năm 2003, với chiều cao của 88 tầng là 452m.

Petronas Twin towers là một cao ốc nổi tiếng và cũng là biểu tượng của thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Với chiều cao đo được từ mặt đất lên đến đỉnh của tòa nhà là 452m, tòa tháp này đã từng giữ vị trí là tòa nhà cao nhất thế giới từ khi hoàn thành vào năm 1998 cho đến ngày 17 tháng 10 năm 2003, khi tòa Taipei 101 xây dựng xong với độ cao 508m, đã chính thức vượt mặt tháp Petronas về chiều cao.

Tòa tháp đôi Petronas Malaysia

Tòa tháp đôi Petronas Malaysia

Lịch sử và kiến trúc toà tháp đôi Petronas

Tòa cao ốc đôi Petronas

Tòa cao ốc đôi Petronas tại Kuala Lumpur, Malaysia được xem là một công trình độc nhất vô nhị trên thế giới được đầu tư bởi tập đoàn dầu khí lớn nhất Malaysia. Để có được một thành quả tuyệt vời như hiện tại, vào tháng 3 năm 1993, người ta đã bắt đầu khởi công xây dựng từ việc tạo một nền móng khổng lồ cho tòa nhà.

Đây được đánh giá là không gian làm việc cực kỳ lý tưởng cho các công ty, văn phòng lớn bởi có những khu vực rộng khoảng 1.300 – 2000m2 mà không hề có cột ở giữa. Và cũng là một điểm đến check-in độc đáo. Bao quanh chân tháp là công viên nhiệt đới rộng lớn với không gian xanh mát cùng những công trình như thánh đường Hồi giáo, đài phun nước, thủy cung,…

Tháp Petronas được xây dựng theo thiết kế của César Pelli – kiến trúc sư nổi tiếng với những thiết kế cho các tòa nhà cao nhất thế giới, mang quốc tịch Argentina. Kiến trúc của tòa tháp đôi Petronas là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc nhà thờ Hồi giáo và đặc trưng của lối kiến trúc hiện đại. Mặt ngoài của tòa tháp được làm hoàn toàn bằng kính và thép chịu lực theo phong cách kiến trúc nghệ thuật của đạo Hồi.

Cây cầu Skybridge

Đặc biệt, giữa hai tòa tháp còn liên kết với nhau bằng một cây cầu trên không Skybridge ở tầng 41 và 42. Nhìn từ xa, du khách có thể cảm nhận được rằng đây là điểm nhấn bậc nhất của thành phố Kuala Lumpur.

Cây cầu Skybridge

Cây cầu Skybridge

Thiết kế này rất tiện lợi cho các nhân viên làm việc tại các công ty có văn phòng thuộc tòa nhà này, bởi họ có thể di chuyển giữa hai tòa nhà mà không phải xuống tầng 1 trệt. Ngoài chức năng trên, chiếc cầu trên cao này còn được thiết kế như một đường thoát hiểm khi tòa nhà xảy ra sự cố.

Cây cầu là một công trình với hệ thống phức tạp gồm bản lề, khe co giãn và ổ trục hình cầu, đảm bảo Skybridge có thể đứng vững, ngay cả khi hai tòa tháp bị rung lắc do các yếu tố nào tác động. Quá trình gồm 9 bước này mất khoảng thời gian hơn một năm, bao gồm cả việc kiểm tra và lập kế hoạch cũng như mất hai tuần để thực hiện.

Vào mỗi buổi sáng sớm, khoảng 1.400 vé lên chiếc cầu trên cao sẽ được phát miễn phí cho các khách du lịch. Và để đảm bảo an toàn cho cây cầu, số người lên cầu mỗi lần đều bị hạn chế.

Cột mốc lịch sử của tòa tháp đôi Petronas

  • Tháng 3/1993: bắt đầu khởi công, xây dựng nền móng
  • Tháng 3/1994: Hoàn thành và xây dựng nền móng cho khu vực Tháp Một. Bắt đầu quá trình xây dựng.
  • Tháng 4/1994: Hoàn thành và xây dựng nền móng cho khu vực Tháp Hai. Bắt đầu quá trình xây dựng.
  • Tháng 5/1995: Skybridge được lắp ráp bởi công ty xây dựng đến từ Hàn Quốc.
  • Tháng 8/1995: Skybridge được nâng vào đúng vị trí.
  • Tháng 2/1996: Hoàn thành cả hai tòa tháp.
  • Tháng 3/1996: Xây dựng những đỉnh và chóp đỉnh của hai toà tháp.
  • Tháng 4/1996: Tháp đôi Petronas chính thức được công nhận là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới.
  • Tháng 8/1999: Mở cửa lần đầu.

Quá trình xây dựng móng

Petronas được xây dựng trên khu đất đã từng xây dựng trường đua xe. Kết cấu chính của tòa nhà là bê tông cốt thép với khả năng chịu lực cực cao. Công trình này được xem là kỷ lục của các tòa nhà cao tầng trên thế giới với độ sâu của móng tháp lên tới 120m, và được đổ bằng một khối bê tông khổng lồ để đảm bảo sự vững chắc. Tuy nhiên, điều khá thú vị ở đây là một trong hai tòa tháp này bị nghiêng khoảng 25mm so với phương thẳng đứng.

Để có thể chịu được trọng lượng lên đến 300.000 tấn của một tòa nhà chọc trời, công trình có quá trình xây dựng móng phải là một kỳ công kỹ thuật ấn tượng. Nền móng của tòa tháp đã được đào với độ sâu lên đến 21m – độ sâu đủ khả năng “nuốt chửng” cả một tòa nhà 5 tầng. Toàn bộ quá trình đào móng đã được tiến hành với khoảng 500 xe tải chở đất đưa đi mỗi đêm.

Mỗi toà tháp đòi hỏi phải có một bộ móng rộng đủ lớn bao gồm một loạt các cọc bê tông cốt thép được đóng sâu vào móng. Ngay khi 104 cọc bê tông dùng để làm nền tảng chống đỡ cho một tòa tháp được đóng vào lòng đất, ngay sau đó một chiếc bê tông móng đè có độ dày khoảng 4,6m được đổ bao bọc xung quanh. Quá trình này diễn ra liên tục trong vòng 54 giờ – một tốc độ đáng kinh ngạc.

Vài con số thú vị

  • Chi phí để hoàn thành tháp đôi Petronas là 1,6 tỷ USD.
  • Hai tòa tháp cùng cây cầu nối tạo thành chữ “M” của Malaysia.
  • Tháp đôi Petronas cao 452 m, gồm 88 tầng và 32.000 cửa sổ.
  • Mỗi tòa tháp có trọng lượng 300 ngàn tấn, tương đương khoảng 165 ngàn chiếc xe hơi.
  • Bên trong tháp có tổng cộng 40 thang máy.
  • Tòa tháp đôi này không được xây dựng cùng 1 nhà thầu. Tòa tháp phía Tây được xây dựng bởi một tập đoàn Nhật Bản, còn tòa tháp phía Đông do 1 tập đoàn Hàn Quốc xây dựng.
  • Cầu Skybridge với chiều cao 170m và chiều dài 158m, nằm ở tầng thứ 41 và 42.