Samurai – Tinh thần võ sĩ đạo và ý nghĩa của nó trong văn hóa Nhật Bản

Samurai là một biểu tượng, gắn liền với đó là tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản. Đây là một trong những đặc trưng trong văn hóa của xứ Phù Tang được cả thế giới ngưỡng mộ. Có rất nhiều câu chuyện kể về những Samurai huyền thoại hay những bí ẩn về những chiến binh này.

Samurai

Samurai là gì

Trong tiếng Nhật, chữ Thị được đọc là Samurai. Chữ Thị là chữ được ghép bởi chữ Nhân đứng trước mặt chữ Tự. Nhân có nghĩa là người, Tự có nghĩa là đền, là chùa, là dinh quan ở. Nhân đứng trước trước cửatitle dinh quan, cửa chùa nên có ý ám chỉ là người đầy tớ, người hầu.

Trong danh từ quân sự, chúng ta có thể gọi Samurai là người thị vệ, cận vệ. Hiểu như thế thì có lẽ chúng ta mới dễ dàng phân biệt được hai chữ Samurai và Bushido (võ sĩ đạo). Hai chữ này tuy hai mà một và tuy một nhưng lại là hai.

Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách tuyệt đối, có trách nhiệm, các samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể đương đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca và hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, Võ sĩ đạo đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng hành động của các samurai.

Lịch sử ra đời của Samurai

Lịch sử ra đời của Samurai

Vào khoảng năm 4500 trước công nguyên, quần đảo Nhật Bản được rất nhiều ngư dân, nông dân , thợ săn cư trú. Nền văn hóa Nhật Bản sơ khai được gọi là Jomon vì thời kỳ này người ta thường dùng hoa văn dây thừng để tô điểm. Người Ainu chính là những cư dân đầu tiên của quần đảo Nhật Bản. Hiện nay người Ainu vẫn còn ở hầu hết các quần đảo Cực Bắc của Nhật Bản, bây giờ là Hockaido.

Thời điểm này, chiến tranh luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, những bộ tộc mạnh mẽ và hiếu chiến kiểm soát hầu hết các quần đảo. Đất nước Nhật Bản cũng chỉ có khoảng 20% diện tích đất đai có thể sử dụng trong nông nghiệp, vì vậy hầu hết các cuộc chiến tranh chủ yếu mang mục đích tranh giành quyền quyển kiểm soát đất đai. Chính những cuộc chiến này đã tạo ra tầng lớp Samurai mà chúng ta vẫn quen gọi là võ sĩ đạo.

Samurai là giai cấp chiến binh thị vệ đầu tiên do triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên (thế kỷ 12) thiết lập nhằm tạo ra một giai cấp chiến binh trung thành để bảo vệ ngôi vị Shogun (Tướng Quân) của dòng họ Đằng Nguyên.

Vũ khí của các Samurai

Samurai sử dụng rất nhiều các loại vũ khí như cung tên, giáo mác thậm chí cả súng, nhưng vũ khí chính và đặc trưng nhất là thanh trường kiếm trên tay.

Vũ khí của các Samurai

Vũ khí đặc trưng và phổ biến nhất của các Samurai Nhật Bản là thanh kiếm Katana. Chúng được thiết kế với chiều dài khoảng 60cm, phần tay cầm vừa vặn, đảm bảo sự thoải mái nhất cho các võ sĩ khi ra trận. Bên cạnh đó, vũ khí Odachi được biết đến là loại kiếm thường mà các Samurai dùng để tấn công tầm xa lúc cưỡi ngựa.

Ngoài vũ khí chính là kiếm Katana thì Wakizashi được tôn là thanh kiếm danh dự của các Samurai. Tuy nhiên, vũ khí này không dùng trong quá trình chiến đấu mà chủ yếu được sử dụng để chặt đầu kẻ nào bại trận.

Không chỉ có Wakizashi, dao găm Aikuchi cũng được xem là một loại vũ khí đoản kiếm đại diện cho danh dự của các nữ Samurai. Vũ khí này thường được trang bị bên người nhằm phục vụ việc tự sát để bảo toàn danh dự cũng như trinh tiết của bản thân.

Con người của một Samurai

Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách tuyệt đối, có trách nhiệm, các samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể đương đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca và hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, Võ sĩ đạo đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng hành động của các samurai.

Samurai tự ví đời sống mình đẹp như đời sống của đóa hoa anh đào – thật ngắn ngủi, nhưng có hai lần trở thành tuyệt đẹp: khi hoa nở rực rỡ dưới ánh nắng mùa xuân và khi hoa bay theo làn gió lìa cành. Ở đó, sự sống và cái chết đều có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các samurai xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi.

Võ sĩ đạo Nhật đã được huấn luyện đặc biệt về quân sự để giúp các lãnh chúa trông coi nhiều vùng đất rộng, đông dân. Bên cạnh đó có những võ sĩ đạo không trực thuộc một đạo quân nào cả gọi là ronin, tức những võ sĩ đạo không có người lãnh đạo, không có lãnh chúa hoặc người cầm đầu. Điều này có thể xảy ra khi lãnh chúa của họ qua đời, những người ronin trung thành, không còn ai phục vụ sau đó trở về làm ruộng, đi tu, hoặc đánh thuê giết mướn hay trở thành kẻ cướp, côn đồ.

Tinh thần võ sĩ đạo (Bushido) Nhật Bản của các Samurai

Tinh thần võ sĩ đạo (Bushido) Nhật Bản

Có 7 quy tắc đạo đức (Bushido) mà các võ sĩ, Samurai phải tuân theo, và nó phản ánh tinh thần võ sĩ đạo rất sắc nét, mạnh mẽ, chính trực và thanh tao:

Gi (義) – Công lý

Các samurai Nhật Bản luôn đặt danh dự và lòng tự trọng lên trên tiền bạc, tự chủ được bản thân, không để những ham muốn cám dỗ làm sa ngã, tinh thần trượng nghĩa chống lại mọi thế lực xấu xa, tàn ác.

Jin (仁) – Nhân từ

Một samurai chân chính là người có lòng bao dung độ lượng lớn lao. Sự nhân từ của một samurai có thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đỉnh cao của nhân từ chính là sự tha thứ cho kẻ thù của mình.

Yu (勇) – Can đảm

Samurai luôn là những con người can đảm nhất và coi cái chết rất nhẹ nhàng. Họ luôn quan niệm rằng “một cái chết có ý nghĩa, hơn là một cuộc sống vô nghĩa”. Chính sự can đảm này nên samurai được nhiều người liên tưởng đến hình ảnh rực rỡ nhưng ngắn ngủi của hoa anh đào .

Ray (礼) – Tôn trọng

Các samurai luôn có tâm niệm “sự lịch sự cao nhất chính là tôn trọng”. Chính vì thế, các samurai luôn thể hiện sự tôn trọng với mọi người kể cả kẻ thù của mình.

Makoto (誠) – Sự chân thành

Chân thành xuất phát từ nội tâm, những người samurai luôn là những con người chân thành nhất. Mỗi một lời nói của samurai giống như một lời hứa, đã nói thì nhất định sẽ thực hiện được.

Meyё (名誉) – Danh dự

Mất danh dự giống như một vết sẹo trên cây mà theo thời gian, thay vì giúp cây phát triển lại làm cho nó còi cọc hơn. Với các Samurai, danh dự được đặt lên trên hết và không ai có quyền phán xét một samurai trừ chính bản thân họ. Vì thế, khi danh dự bị tổn hại, samurai phải lấy lại danh dự hoặc mổ bụng tự sát để bảo toàn danh dự.

Chu gi (忠義) – Tận tâm

Đây là một nguyên tắc không thể thiếu của một samurai Nhật Bản. Khi các samurai đã nhận định một chủ nhân thì nhất định sẽ tận tâm với người đó cho đến chết. Sự tận tâm của samurai còn được hiểu là sự trung thành.

Seppuku

Seppuku

Seppuku (tiếng Nhật: 切腹, Hán Việt: thiết phúc, có nghĩa là “mổ bụng“) là một nghi thức xưa của người Nhật. Theo nghi thức này, một Samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất thủ hay khi chủ bị chết để tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục.

Seppuku được xem là một phần chân chính của võ sĩ đạo. Việc tự mổ bụng không chỉ là cách các Samurai tránh rơi vào tay quân thù mà còn có thể được các lãnh chúa ra lệnh phải tự mổ bụng.Sau này, các Samurai bị ô nhục được phép tự mổ bụng thay vì hành quyết theo cách thông thường.

Mặc dù ngày nay trong xã hội hiện đại, tầng lớp Samurai không còn giữ được vị trí vốn có nhưng lòng dũng cảm, sự trung thành cũng như những phẩm chất tốt đẹp mà tinh thần võ sĩ đạo mang lại vẫn luôn được đề cao trong văn hóa truyền thống của Nhật Bản.