Khám phá những nét văn hóa Nhật Bản đặc sắc có thể bạn chưa biết

Văn hóa Nhật Bản có những nét riêng độc đáo mà cả thế giới ngưỡng mộ và muốn học hỏi. Chính những điều này đã tạo nên một Đất nước mặt trời mọc kiên cường, đoàn kết để vượt qua những thiên tai, thảm họa tự nhiên mà họ gánh phải.

Nhật Bản là một quốc gia có cuộc sống hiện đại ở khu vực châu Á, nhưng không vì thế mà quốc gia này mất đi những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Dưới đây chính là top những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà bạn nên tìm hiểu trước khi du lịch tới quốc gia này.

Geisha

Geisha

Geisha

Geisha gọi theo ngôn ngữ Kansai là Geiko hoặc Geiki (nghệ sĩ) đây là những cô gái được đào tạo khả năng múa, hát, chơi nhạc cụ truyền thống, đặc biệt là cách nói chuyện và dẫn dắt câu chuyện trong các buổi tiệc của giới thượng lưu. Họ rất ít xuất hiện ngoài phố và không bao giờ sử dụng các phương tiện công cộng.

Geisha ra đời do tầng lớp võ sĩ, đặc biệt là samurai, họ được xem là tầng lớp cao quý với sự mạnh mẽ, kiên cường, chiến đấu vì danh tiếng của dòng tộc. Vì vậy, họ yêu cầu rất cao về thư giãn, giải trí, geisha được coi là loại hình giải trí cao cấp nhất thời bấy giờ. Geisha chuyên nghiệp chính là người đa tài, giỏi các kĩ năng về hát, múa, đàn và cả cách nói chuyện.

Những Geisha thường sống trong một khu phố riêng biệt gọi là Hanamachi-khu phố hoa. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp Geisha ngoài phố, du khách có thể đến các khu phố nổi tiếng ở Kyoto là Gion và Pontocho, tại Tokyo có thể đến Shimbashi, Asakusa và Kagurazaka.

Sumo

Sumo

Sumo

Sumo gắn liền hơn với những nghi lễ tôn giáo của Nhật Bản khi những Sumotori (võ sĩ Sumo) vốn là những người có nhiệm vụ hành quyết và đe dọa quân địch đầu hàng. Với người Nhật Bản thì Sumo không chỉ là một môn thể thao thuần túy nó còn là một tôn giáo của dân tộc.

Võ đài Sumo được tẩy uế trước cuộc đấu bằng cách tung muối. Những võ sĩ Sumo vỗ tay thật lớn để kêu gọi sự chứng kiến của các vị thần linh, mong có được sức mạnh như những vị thần trong huyền thoại. Võ đài thi đấu của các võ sĩ sumo được gọi là Dohyo với đường kính 4,55 mét. Vòng tròn được bện bằng rơm khô nằm lọt thỏm bên trong cái bệ cao hình vuông làm từ đất sét trộn với cát. Bên trên võ đài dohyo là mái che treo Tsuriyane được thiết kế cầu kỳ. Mái che mô phỏng theo kiến trúc của mái đền Thần Đạo.

Trong 1 trận đấu, sự thắng bại của mỗi võ sĩ được định đoạt rất nhanh. Mỗi trận đấu sumo thường chỉ kéo dài vài giây đến 1 phút. Võ sĩ được xem là chiến thắng khi đẩy đối phương ra khỏi vòng tròn dohyo hoặc quật ngã đối phương xuống sàn đấu.

Tinh thần võ sĩ đạo Samurai

Samurai – từ gốc là “saburau” – có nghĩa là những người bảo vệ, phục vụ, trông coi – nhưng mang tính chất quyền quý và được nhiều người nể sợ. Hiểu theo cách thông thường, Samurai là tầng lớp võ sĩ cao cấp ở Nhật Bản, được đào tạo như một chiến binh và có những kỹ năng chiến đấu vượt trội.

Tinh thần võ sĩ đạo Samurai

Tinh thần võ sĩ đạo Samurai

Tinh thần võ sĩ đạo của các Samurai luôn được nhắc tới như một triết lý xây dựng cuộc sống và là cội nguồn sức mạnh to lớn, nâng đỡ xứ sở Phù Tang đứng dậy mạnh mẽ từ đống đổ nát của chiến tranh. Các Samurai tự ví đời sống của họ như những đóa anh đào tuyệt đẹp, vòng đời dù ngắn ngủi nhưng vẫn để lại nhiều giá trị sâu sắc. Bởi lẽ, hoa anh đào chỉ rực rỡ nhất vào hai khoảnh khắc, đó là lúc nở rộ dưới ánh nắng mùa xuân và khi cuộn mình trong chiều gió, quay về với đất trời thiên nhiên.

Tinh thần võ sĩ đạo có 7 nguyên tắc phản ánh tinh thần võ sĩ đạo với các giá trị cốt lõi là trung thực, chính trực và tự trọng. Cụ thể là:

  • 義 (Gi – Công lý)
  • 仁 (Jin – Nhân từ)
  • 勇 (Yu – Can đảm)
  • 礼 (Ray – Tôn trọng)
  • 誠 (Makoto – Sự chân thành)
  • 名誉 (Meyё – Danh dự)
  • 忠義 (Chu gi – tận tâm)

Mặc Kimono

Kimono là biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản, người Nhật lấy chiếc kimono làm biểu tượng cho trang phục truyền thống trong dịp nghi lễ, cưới xin, tang ma, tiệc tùng năm mới và một số ngày lễ khác của mình.

Mặc Kimono

Mặc Kimono

Nói đến kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và kimono quả thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản. Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng kimono như trang phục hàng ngày.

Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ theo kiểu truyền thống khác.

Chi phí một bộ kimono của phụ nữ có thể vượt quá 10.000 USD. Một bộ kimono hoàn chỉnh bao gồm kimono, áo lót, thắt lưng Obi, các dây cột, tất, guốc gổ tabi và các phụ kiện khác có thể vượt quá 20.000 USD. Riêng giá của một chiếc Obi có thể lên đến vài ngàn USD.

Manga – Anime

Manga – Anime

Manga – Anime

Anime và manga là hai loại hình văn hóa đặc trưng của Nhật Bản được rất nhiều bạn trẻ trên thế giới yêu thích. Văn hóa anime và manga đã phủ rộng toàn thế giới với những bộ phim hoạt hình, truyện tranh đặc sắc dành cho cả người lớn và trẻ em mang thông điệp cuộc sống vô cùng sâu sắc.

Đánh dấu cho hành trình anime vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản là nhờ vào tác phẩm “Cậu bé quả đào”. Tiếp sau đó là nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như “Mộ đom đóm”; “Hồn ma vô tội”; “Vùng đất linh hồn”; “Cuộc chiến gấu trúc”; “5 centimet trên giây”; “Cô gái vượt thời gian”; “Ngọn đồi hoa hồng anh”; “Chú mèo máy Doremon”,…

Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật (Mạn Hoa), chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh sản xuất theo phong cách Nhật Bản. Thể loại truyện tranh manga được phát triển mạnh mẽ sau Thế chiến thứ II với đa dạng các thể loại phục vụ nhu cầu đọc của cả người lớn và trẻ em.

Tác phẩm đầu tiên đưa Manga vượt khỏi biên giới Nhật Bản, được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến chính là Người máy Astro Boy của họa sĩ Osamu Tezuka phát hành năm 1952.

Ăn mì

Có rất nhiều điều thú vị về văn hóa Nhật Bản trong những truyền thống ăn uống, nhưng có 1 điểm độc đáo nhất chính là ăn mì. Đây không chỉ là một phong tục trong xã hội Nhật Bản, mà còn là một cách để thể hiện rằng bạn đang thưởng thức bữa ăn của mình.

Ăn mì

Ăn mì

Cách ăn mì của người Nhật là phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ; phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn. Đối với đa số người Nhật, ăn mì như thế thì mới ngon.

Người Nhật có ba loại mì: soba là loại mì sợi nhỏ; udon là loại mì sợi to làm bằng bột lúa mạch ba góc; mì làm theo lối Trung Quốc, gọi là ramen, thì luôn được ăn với nước lèo nóng, các lát thịt heo xá xíu và rau.

Sushi

Sushi không chỉ là món ăn nổi tiếng nhất ở Nhật Bản mà còn được yêu thích trên toàn thế giới. Việc tìm hiểu cách thưởng thức Sushi là một điều thực sự nên làm khi bạn muốn tiếp cận với văn hóa Nhật Bản trước khi ghé thăm quốc gia du lịch này.

Sushi

Sushi

Cách ăn Sushi truyền thống của Maki và Nigiri là dùng ngón tay, nhưng khi ăn Sashimi bạn lại phải dùng đũa để thưởng thức.

  • Đối với wasabi nên cho từ từ chút một vào bát riêng, đến khi có được độ cay mong muốn.
  • Đối với nước tương: cách chấm nước tương có thể làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Khi chấm, phải chấm phần bề mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm phần cơm vì món sushi sẽ rất dễ bị mặn.
  • Khi thưởng thức nhiều loại sushi cùng một lúc, sau mỗi loại nên dùng kèm một lát gừng ngâm chua để rửa sạch vị giác, giúp hương vị sushi không bị trộn lẫn vào nhau.
  • Để đảm bảo tính lịch sự và thẩm mỹ của đĩa thức ăn, nên dùng sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong, tránh gắp ngay miếng ở giữa đĩa.

Bánh Mochi

Bánh Mochi

Bánh Mochi

Tại Nhật Bản, bánh mochi là món ăn lâu đời và thường được dùng trong các dịp lễ tết. Trong những ngày đó, các gia đình thường chuẩn bị bánh mochi để cúng thần linh. Món bánh này tượng trưng cho mong muốn về một cuộc sống đầy may mắn và thịnh vượng. Người ta cũng tin rằng ăn bánh Mochi vào những ngày đầu năm sẽ mang đến sức khỏe tốt và tuổi thọ cao.

Mochi là một loại bánh được làm từ gạo nếp giã nhuyễn, có nhân ngọt bên trong. Thường nhân của bánh mochi là đậu đỏ, thứ nhân truyền thống, phổ biến, được ưa chuộng tại Nhật. Một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân Nhật Bản.

Trà đạo

Phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII, Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà cũng như là một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Với chúng ta đó chỉ là một cốc trà xanh bình thường nhưng với người Nhật cốc trà này lại rất đặc biệt vì nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn. Thưởng thức trà đạo Nhật Bản luôn làm cho người ta trở lên thanh tịnh, tâm hồn được bay bổng, thoải mái theo hương vị của trà. Bằng cách nào đó, trà đạo đã trở thành một nơi tìm đến để giải tỏa mọi muộn phiền của cuộc sống.

Trà đạo

Trà đạo

Họ tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo co có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ : “hòa”, “kính”, “thanh”, “tịch”. Trong đó, “Hòa” chính là là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; “thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “tịch’ tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn

Rượu Sake

Rượu Sake

Rượu Sake

Khác với rượu Shochu, Sake được làm từ gạo sau khi trồng lúa nước du nhập vào xứ Phù Tang vào khoảng 300 trước công nguyên. Và tới hiện nay văn hóa uống rượu sake rất được ưa thích và sake là một loại rượu cực mạnh trong các loại rượu ở Nhật.

Sản xuất rượu Sake từ gạo được đưa vào Nhật Bản sau khi việc trồng lúa nước du nhập tới xứ Phù Tang khoảng 300 năm trước công nguyên. Thời xưa, rượu Sake chủ yếu để phục vụ hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới khởi đầu biến thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.

Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy vào mùa và theo loại Sake. thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống Sake nóng. Sake nóng, gọi là Atsukan, được sử dụng trong các bình gốm nhỏ gọi là Tokkuri và dùng loại chén nhỏ gọi là Choko. Để hâm nóng Sake, người ta chuyển Sake sang chứa trong các chai bằng gốm, rồi ngâm chai trong nước nóng cho tới khi Sake đạt nhiệt độ khoảng 50 độ C trở lên.

Cũng có loại Sake đặc biệt chỉ để uống lạnh. Người ta còn phân biệt rượu Sake nữ và Sake nam. Sake nam là loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng. Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu.

Cách chào hỏi – OJIGI

Ojigi – văn hóa chào hỏi của Nhật Bản hay văn hóa cúi chào kiểu nhật là một trong những nét văn hóa độc đáo nhất thế giới. Người Nhật rất chú trọng việc chào hỏi, bởi vậy văn hóa Ojigi cũng rất được xem trọng ở Nhật bản. Đối với người Nhật, việc chào hỏi không chỉ đơn giản là chào theo nghĩa thông thường mà còn thể hiện sự tôn trọng, lòng thành và được chia thành nhiều cấp độ khác nhau.

Hành động chào hỏi được chia ra làm 3 kiểu chính: Saikeirei, Futsuurei, Eshaku. Nhưng quy luật không thay đổi là “Người dưới phải chào người trên”, tức có nghĩa là người lớn tuổi sẽ là người trên của người nhỏ tuổi hơn, người nam sẽ là người trên của người nữ, khách và thầy sẽ là người trên đối với người chủ và học trò.

  • Saikeirei – 最敬礼 – Kiểu chào trang trọng
  • Keirei – 敬礼 – Kiểu chào bình thường
  • Eshaku – 会釈 – Kiểu khẽ chào giao tiếp
Cách chào hỏi - OJIGI

Cách chào hỏi – OJIGI

Cởi giày khi vào nhà

Cởi giày khi vào nhà

Cởi giày khi vào nhà

Cởi giày trước khi vào nhà là một phép lịch sự cũng như nét văn hóa đặc trưng lâu đời của Nhật Bản. Tuy nhiên sẽ khó để biết được liệu có thực sự cần tháo giày ra trước khi vào một tòa nhà, đền thờ, chùa hay nhà hàng ở Nhật hay không. Vì thế, tìm hiểu trước một số yếu tố về nét văn hóa này sẽ giúp bạn không gặp phải rắc rối về vấn đề giày dép khi đi du lịch tại Nhật Bản.

Bạn có thể nhận diện địa điểm mình tới có cần cởi giày hay không bằng cách quan sát và dựa trên 1 số dấu hiệu khác nhau. Chẳng hạn như nếu dép được đặt xung quanh lối vào thì đó là dấu hiệu thể hiện rằng khách nên tháo giày ra ngoài và mang dép vào. Nếu sàn nhà cao hơn ở lối vào thì nó cũng có ý nghĩa là khách nên cởi giày trước khi bước vào bên trong.

Tiền boa

Khi đi du lịch ở một quốc gia khác, tiền boa là một trong những thứ cần chú ý, vì dường như mỗi nơi đều có sự khác biệt về nét văn hóa này. Ở Nhật Bản, bạn sẽ chẳng phải quan tâm về vấn đề này, bởi trong văn hóa của Nhật, tiền boa là điều cấm kỵ. Trong một số trường hợp, nhân viên có thể chấp nhận tiền boa từ khách, nhưng quả thực họ không thực sự muốn điều đó.

Tiền boa

Tiền boa

Trả tiền boa ở Nhật Bản nếu không có lý do chính đáng hoặc làm sai cách, có thể sẽ bị cho là thô lỗ. Phần lớn các dịch vụ được cung cấp tại Nhật không hề cần tiền bao, thậm chí nhân viên còn được đào tạo để từ chối nhận khoản tiền đó. Trong trường hợp cần đưa tiền boa ở Nhật, hãy bỏ khoản tiền đó vào một phong bì trang nhã, đóng dấu. Tiền boa nên được tặng như một món quà hơn là tiền mặt hoặc thành toán cho các dịch vụ.

Quả thật đất nước mặt trời mọc có nhiều phong tục tập quán và nét văn hóa đặc trưng. Những điều này mang lại giá trị lớn về bản sắc dân tộc, tạo lên thương hiệu của một quốc gia mang tên Nhật Bản.