Khám phá top 6 lễ hội nổi tiếng ở Nhật Bản bao gồm thời gian và địa điểm
Những lễ hội truyền thống ở Nhật Bản hay còn gọi là “Matsuri” đều thể hiện niềm tự hào về lịch sử riêng và có những nét độc đáo khác nhau. Nếu đã ghé thăm Nhật Bản, hãy thử trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng đó. Nhưng trước tiên, hãy cùng travel24h khám phá top 6 lễ hội nổi tiếng ở Nhật Bản nhé!
Yuki Matsuri (tháng 1, 2)
Yuki Matsuri hay còn gọi là “lễ hội tuyết Sapporo” được tổ chức ở Hokkaido kéo dài trong khoảng một tuần. Đây là một trong những lễ hội mùa đông phổ biến của Nhật Bản. Được tổ chức lần đầu vào năm 1950, bắt đầu từ sáu bức tượng bằng tuyết do một nhóm học sinh xây dựng tại công viên Odori, thành phố Sapporo.
Tuyết sẽ có ở Nhật Bản từ tháng 1 đến tháng 2. Đặc biệt một số nơi như Hokkaido hay vùng Tohoku sẽ nếm trải cái lạnh rất khắc nghiệt. Thành phố Sapporo có nhiệt độ khoảng –5 độ C và xa hơn về phía đông, thời tiết do ảnh hưởng của đại dương nên nhiệt độ thấp hơn khoảng –30 độ C.
Tại lễ hội Yuki Matsuri, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc băng tuyết sống động với đa dạng mọi chủ đề thay đổi theo từng năm, từ các công trình vĩ đại thế giới đến các danh nhân và các nhân vật nổi tiếng. Đặc biệt những tác phẩm khổng lồ thu hút mọi ánh nhìn được đầu tư công phu và cực kỳ hoành tráng.
Mùa lễ hội này càng trở nên thú vị với những màn trình diễn ánh sáng tuyệt vời, những hiệu ứng hình ảnh độc đáo, hoạt động trượt băng, trượt tuyết, các quầy thực phẩm và rất nhiều những hoạt động vui chơi giải trí vô cùng thú vị dành cho du khách bất chấp cái giá rét của đất trời.
Omizutori (tháng 3)
Omizutori là tên được sử dụng phổ biến cho Shunie, một loạt các sự kiện được tổ chức hàng năm từ ngày 1 đến ngày 14 tháng 3 tại Đền Todaiji. Lễ hội truyền thống này được tổ chức trong suốt 1.250 năm qua, là một lễ hội của lửa và nước.
Omizutori được thực hiện tại Nigatsudo Hall, một khu phức hợp của Todaiji, nằm cách không xa sảnh chính của đền thờ trên sườn đồi. Nigatsudo có nghĩa là “hội trường tháng thứ hai”, đề cập đến tháng thứ hai âm lịch, tương ứng với tháng 3 dương lịch. Thời khắc lễ hội kết thúc cũng chính là lúc mùa xuân chính thức đến và hoa anh đào sẽ bắt đầu nở rộ.
Theo truyền thuyết, nước được sử dụng trong nghi thức Omizutori rất thiêng liêng vì chữa khỏi mọi loại bệnh tật. Du khách sẽ có cơ hội uống nước thánh này sau khi nước được dâng cho các vị thần Phật giáo. Có 5 chiếc bình đựng nước thần, trong đó một chiếc đã được sử dụng trong 1200 năm. Nó chỉ có thể được trao cho một nhà sư duy nhất tham gia vào lễ tưởng niệm.
Trong số rất nhiều sự kiện khác nhau được tổ chức trong Omizutori, Otaimatsu rực lữa nổi tiếng và ngoạn mục nhất. Ngay sau khi hoàng hôn tắt, những ngọn đuốc khổng lồ, dài từ 6 đến 8 mét, được đưa lên ban công của Nigatsudo. Bên cạnh đó, những ngọn đuốc dùng để soi đường cho các nhà sư đến chùa, mang theo bởi những “doji”. Ngọn đuốc được di chuyển liên tục và vẩy vào trong không trung để khiến tàn lửa phân tán rơi xuống đám đông bên dưới. Những tàn lửa này được cho là có thể bảo vệ con người khỏi tà ma.
Kanamara Matsuri (tháng 4)
Lễ hội Kawasaki Kanamara hay còn gọi là lễ hội rước “của quý” được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 4 là một trong những lễ hội mùa xuân đông đúc nhất Nhật Bản. Hơn 50 năm qua, nét văn hóa độc đáo này đã gắn liền với người dân Kawasaki nói riêng và người Nhật nói chung. Lịch sử ghi nhận, lễ hội Kanamara Matsuri lần đầu được tổ chức tại Kawasaki vào năm 1969.
Lễ hội kỳ lạ này khiến không ít khách du lịch đến Nhật Bản đỏ mặt ái ngại, nhưng người Nhật lại hào hứng tham dự, họ coi đây là dịp cầu may. Không chỉ Kawasaki, một số địa phương khác như thành phố Komaki, tỉnh Aichi, cũng diễn ra lễ hội rước dương vật tại đền Tagata mang tên Honen Matsuri.
Dựa theo một câu chuyện được lưu truyền, có một con quỷ đã cư trú bên trong chỗ kín của người phụ nữ sau khi cô ấy từ chối hắn ta. Sau đó, con quỷ liên tục cắn vào… chỗ ấy của chồng cô, mỗi khi hai vợ chồng gần gũi, khiến cho cô phải nhờ người thợ rèn tạo nên một của quý bằng thép đủ cứng để làm vỡ răng quỷ mỗi khi nó cắn. Cục thép ấy sau đó đã thành công trong việc tiêu diệt con quỷ, ngay lập tức khôi phục lại khả năng làm mẹ cho người vợ, duy trì hạnh phúc của cặp vợ chồng.
Mặc dù Kanamara Matsuri là bước đi khác với cuộc sống bình thường ở Nhật Bản, nhưng những người tổ chức nhấn mạnh rằng luật vẫn được áp dụng. Tuy hiếm khi xảy ra vấn đề, nhưng các nhân viên bảo vệ luôn sẵn sàng đối phó với hành vi dâm ô, quấy rối và những vụ phá hoại nghiêm trọng khác. Điều quan trọng cần nhớ là ngoài sự thú vị, lễ hội cũng có mặt thiêng liêng.
Gion Matsuri (tháng 7)
Gion Matsuri được đã có từ năm 869, có lịch sử hơn 1000 năm, là lễ hội lớn nhất cả nước. Vào năm 2009, lễ hội này đã được đăng ký di sản văn hóa vô hình của UNESCO. Lễ hội này biến cả thành phố thành một bữa tiệc khổng lồ, đặc biệt là vào hai giai đoạn giữa tháng 7, khi những chiếc kiệu rước nặng hàng tấn được trang trí công phu lộ diện và được khiêng qua nhiều con phố.
Những chiếc kiệu rước trong lễ hội Gion được chia thành hai loại: Hoko và Yama. Hoko là một loại kiệu lớn hai tầng với các bánh xe lớn dùng để kéo. Loại kiệu này nặng tới 12 tấn và thường cần khoảng 50 người kéo xe. Ngồi trên kiệu còn có 35-40 người chơi nhạc cụ để tăng thêm tinh thần, 2 người đứng phía trước hô khẩu hiệu và 4 người đứng trên nóc giúp kiệu luôn di chuyển đúng lộ trình. Yama là một loại kiệu nhỏ hơn với trọng lượng dưới 1 tấn có thể chở hơn 14-24 người trên vai. Cả 33 chiếc phao đều vô cùng xa hoa và lộng lẫy, thể hiện trình độ thủ công đỉnh cao của những người thợ thủ công đương thời.
Từ lâu, Kyoto là vùng đất hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn và dịch bệnh liên miên, người Nhật tin rằng tổ chức lễ hội có thể cầu nguyện các vị thần bảo vệ họ khỏi thiên tai, giúp tinh thần luôn bình an, tránh mọi nỗi sợ hãi và buồn phiền và lễ hội Gion ra đời vì lý do đó.
Gion Matsuri được tổ chức trong một tháng từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 31 tháng 7 hàng năm. Trong khoảng thời gian này, rất nhiều sự kiện diễn ra, nhưng đặc biệt không thể bỏ qua ba mốc thời gian: Ngày Yoiyama (14/7 – 16/7), Ngày Aki Matsuri (17/7) và Ngày Ato Matsuri (24/7). / 07).
Vì được tổ chức trong một tháng nên lễ hội Gion có rất nhiều hoạt động phong phú được đầu tư công phu, hoành tráng khiến du khách đến đây không bao giờ cảm thấy nhàm chán mà luôn có cảm giác mới lạ.
Aomori Nebuta Matsuri (tháng 8)
Lễ hội Nebuta tại Aomori là một lễ hội mùa hè được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 7 tháng 8 hàng năm, được coi là một trong những sự kiện tuyệt vời nhất của vùng Tohoku. Ở vùng Kansai, từ Nemuri (nghĩa là “buồn ngủ”) được đọc biến âm thành Nebuchi, Neboke hay Nemutta. Trong khi đó, ở vùng Tohoku, từ Nemuri lại được phát âm thành Nebuta, Neputa hay Nefuta nên người dân Aomori gọi Nemuri Nagashi là Nebuta Nagashi (ねぶた流し).
Đặc trưng của Nebuta là những con búp bê giấy khổng lồ, chúng là lý do lễ hội thu hút khoảng hơn 3 triệu du khách đến thăm mỗi năm.
Cỗ đèn lồng Nebuta thường có khung làm bằng tre và gỗ. Phần bên trong gắn đèn cầy, bên ngoài được dán những lớp giấy Washi với nhiều hình dạng của các nhân vật oai phong và hùng dũng nổi tiếng trong lịch sử và trong nghệ thuật sân khấu truyền thống Kabuki. Ngày nay, khung tre đã được thay bằng khung kim loại nhưng đế của cỗ đèn lồng thì vẫn được làm bằng gỗ. Nebuta chủ yếu có 2 loại: cỡ nhỏ và cỡ lớn. Các Nebuta cỡ lớn có chiều cao đến 5 mét, nặng khoảng 4 tấn.
Có 22 cỗ đèn lồng sáng rực rỡ tại lễ hội. Cuộc diễu hành được tổ chức vào ban đêm trong suốt lễ hội, ngoại trừ vào ngày cuối cùng cuộc diễu hành sẽ diễn ra vào buổi chiều. Lễ hội khép lại với màn trình diễn pháo hoa kéo dài khoảng 2 giờ.
Kishiwada Danjiri Matsuri (tháng 9)
Còn gọi là lễ hội rước kiệu Danjiri, mang khí thế hào hùng nhất Nhật Bản. Nhưng cũng là một lễ hội hết sức mạo hiểm bởi người tham gia sẽ phải uống rượu thật say và ngồi vào những chiếc xe có trọng tải lớn được làm bằng gỗ rồi lao trên phố.
Thông thường các xe Dashi dùng trong các cuộc diễu hành ở những lễ hội sẽ tập hợp thành một đoàn xe và di chuyển chậm rãi, nhưng ở lễ hội Kishiwada Danjiri thì lại chuyển động khá nhanh nhờ vào sức đẩy của các chàng trai vạm vỡ. Cảnh tượng các chàng trai đổi hướng chiếc xe đột ngột ở những ngã rẽ khiến rất nhiều người thích thú.
Đây là một kỹ thuật được thực hiện nhờ vào việc điều chỉnh lực ly tâm cùng với sự phối hợp hít thở tốt giữa những người ngồi trên Danjiri. Tuy rằng rất nguy hiểm và trước đây cũng đã từng xảy ra trường hợp Danjiri bị đổ khiến có người chết cũng như bị thương, nhưng việc đứng trên Danjiri như được làm ngôi sao sáng của lễ hội đã trở thành niềm mơ ước của nhiều người dân trong vùng.
Trong lễ hội Danjiri, sẽ có khoảng 30 người Osaka tham gia với những chiếc xe được làm bằng gỗ có trọng tải lớn (Danjiri guruma). Và sẽ có 35 Danjiri được chạm khắc thủ công bởi những thợ mộc và thợ điêu khắc có tay nghề cao. Với cân nặng lên đến 3000kg, được kéo bằng một đội ngũ lên tới 1000 người.
Mỗi Danjiri đại diện cho một huyện khác nhau của thành phố, tạo sự cạnh tranh .Chiếc xe có hình dáng của một ngôi đền, chùa. Những chiếc xe này thường được sản xuất từ các loại gỗ mộc, sau đó đem đi chạm khắc và trang trí vô cùng công phu và tỉ mỉ. Trong mỗi chiếc xe gỗ Danjiri đều có sự trú ngụ của một linh hồn hay một vị thần. Các thanh niên được tham gia cuộc thì là điều vô cùng tự hào đối với họ.