Tìm hiểu về núi Phú Sĩ và những điều có thể bạn chưa biết

Núi Phú Sĩ là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Cùng với núi Tate và núi Haku, núi Phú Sĩ được xem là 1 trong 3 “núi thánh” Nhật Bản. Hãy cùng travel24h tìm hiểu về núi Phú Sĩ – đỉnh núi cao nhất Nhật Bản này nhé.

Núi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ

Thông tin chung

Núi Phú Sĩ ( hay còn gọi là Fuji) đây được xem là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, và là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng Nhật Bản, đã được công nhận di sản văn hóa thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013. Đây là một ngọn núi lửa. Tuy nhiên nó đã dừng hoạt động từ rất lâu về trước. Lần phun trào cuối cùng được ghi nhận là vào những năm 1707 – 1708. Vì vậy có thể nói đây là một ngọn núi lửa an toàn.

Tên núi Phú Sĩ xuất phát từ chữ 不二 (bất + nhị), có nghĩa là có một không hai hoặc 不尽 (bất tận), có nghĩa là không bao giờ kết thúc. Với độ cao lên đến 3.776,24 m so với mặt nước biển thì đây chính là đỉnh núi cao thứ 2 tại châu Á và cao thứ 7 trên toàn thế giới.

Vị trí địa lý

Ngọn núi Phú Sĩ nằm trên đảo Honshu, nằm vắt ngang qua hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka, cách thủ đô Tokyo khoảng 100km về phía Tây Nam.

Lịch sử hình thành

Núi “Phú Sỹ mới” hiện nay được cho là hình thành trên đỉnh núi “Phú Sỹ cổ” khoảng mười nghìn năm trước, đây là nơi giao nhau của mảng lục địa Á Âu, mảng lục địa Okhotsk và lục địa Philippin. Đỉnh núi Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè cũng chỉ từ 6 đến 10 độ C.

Núi Phú Sĩ được hình thành bởi trận động đất vào năm 286TCN. Vụ phun trào đầu tiên ở ngọn núi xảy ra vào khoảng 600.000 năm về trước, còn vụ phun trào mới nhất là vào năm 1708. Chính do dung nham phun trào đã kết dính 2 bên sườn núi, tạo thành hình chóp nón mà du khách nhìn thấy ngày nay.

Núi lửa Phú Sĩ

Núi lửa Phú Sĩ

Đỉnh núi có một hồ rộng đường kính 800m, sâu 200m, là miệng núi lửa để lại. Vì có những miệng phun nên phía chân núi còn rất nhiều hang động, đủ mọi hình vẽ, rất hấp dẫn du khách. Khi núi Fuji hoạt động, dung nham làm tan chảy những nham thạch đã nguội, làm thông đường tắc, sau đó phun ra ngoài, chảy tràn ra chung quanh. Khi nguội đi, đọng lại đó, hình thành những quả đồi như những chiếc búa tròn đầu rất đẹp.

Có nhiều hồ đẹp xung quanh núi phú sĩ để bạn tham quan, chẳng hạn như hồ Ashinoko (Hakone, tỉnh Kanagawa), hồ Tanuki (tỉnh Shizuoka), và đặc biệt là chuỗi 5 hồ với tên gọi “Phú Sĩ Ngũ Hồ” ( hồ Yamanaka, hồ Kawaguchi, hồ Sai, hồ Shoji, hồ Motosu) là điểm đến phổ biến trong các tour du lịch Nhật Bản.

Di chuyển đến núi Phú Sĩ từ Tokyo

Núi Phú Sĩ Nhật Bản cách Tokyo khoảng 100km. Bạn có thể di chuyển từ Tokyo đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau, tuy nhiên, phương tiện được sử dụng phổ biến nhất vẫn là xe bus. Xe bus cách 1 tiếng sẽ có 1 tuyến vào trái mùa và chạy thường xuyên hơn vào mùa leo núi. Bạn không cần đặt trước.

Xe bus đến núi Phú Sĩ

Xe bus đến núi Phú Sĩ

Giá xe bus là 2,700 yên 1 chiều, 1 chuyến mất khoảng 2,5 tiếng. Xe đi thẳng từ Ga Shinjuku hoặc ga Shibuya ở Tokyo đến Ga Kawaguchiko và mất khoảng 2 đến 2,5 giờ tùy thuộc vào giao thông.

Nếu bạn không thích xe bus, bạn cũng có thể bắt tàu từ Tokyo đến núi Phú Sĩ như giá vé sẽ đắt hơn:

  • Tàu cao tốc JR Azusa hay Kaji mất khoảng 2 giờ 20 phút để đến nơi, giá khoảng 3,290 yên đến 3,910 yên cho vé 1 chiều (tùy vào ngày bạn bắt tàu lẫn đến chỗ núi nào)
  • Tàu thường JR Chuo Special Rapid Service và đi tương tự như JR Azusa. Tuy nhiên sẽ mất thêm 10 hay 20 phút. Giá vé: 2,460 yên

Bốn mùa ở núi Phú Sĩ

Được mệnh danh là ngọn núi đẹp nhất với mùa xuân đầy màu hoa đào, mùa thu phủ đầy màu đỏ của lá cây, thì có lẽ cả hành trình leo núi sẽ là một hành trình chiêm ngưỡng cảnh vật tuyệt mĩ của nhân gian mà hiếm ai thấy được ở núi Phú Sĩ.

Mùa xuân

Mùa xuân, từ tháng 3 đến tháng 4 là thời gian dành cho những ai thích ngắm hoa anh đào. Hoa anh đào nơi đây thật sự khác lạ, cánh hoa to, dầy, từng chum, từng chùm, đây là nơi ngắm hoa anh đào tuyệt vời nhất, đẹp nhất tại Nhật Bản, Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội và các tour du lịch.

Núi Phú Sĩ vào mùa xuân

Núi Phú Sĩ vào mùa xuân

Mùa hè

Mùa hè, từ tháng 7 – tháng 9 là thời điểm lý tưởng, rất mát mẻ cho những người muốn leo núi, chinh phục ngọn Phú Sỹ. Mùa hè ở núi Phú Sĩ nở rộ hoa Lavender, hay còn gọi là hoa Oải Hương. Vào mùa hè núi Phú Sĩ thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế, đây chính là nơi diễn ra các hoạt động như cắm trại, leo núi.

Núi Phú Sĩ vào mùa hè

Núi Phú Sĩ vào mùa hè

Mùa thu

Mùa thu, tầm tháng 10 – 11 ngắm lá vàng lá đỏ ở khu núi Phú Sĩ, nhất là từ hồ Kawaguchi là một trong những nơi đẹp nhất Nhật Bản. Ngọn núi trông như khoác lên mình bộ cánh vàng óng, đỏ rực bởi các tán lá đã chuyển màu khi sang thu.

Núi Phú Sĩ vào mùa thu

Núi Phú Sĩ vào mùa thu

Mùa đông

Vào mùa đông bạn sẽ được tham quan những hang động băng, những khu rừng “chết chóc”. Toàn cảnh được bao bọc bởi tuyết trắng, núi Phú Sĩ giờ đây giống như một ngọn núi bang tuyết hình nón, thực chất nó là ngọn núi lửa được bao phủ bởi tuyết trắng. Vào mùa đông, Núi Phú Sĩ là nơi diễn ra các hoạt động như trượt tuyết, du thuyền hồ Ashi ngắm toàn cảnh mùa đông núi Phú Sĩ, hay thưởng thức móng trứng luộc trường sinh tại thung lũng suối nước nóng Owakudani.

Núi Phú Sĩ vào mùa đông

Núi Phú Sĩ vào mùa đông

Núi Phú Sĩ và người Nhật Bản

Từ rất lâu trước đây núi Phú Sĩ đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và tín ngưỡng của người dân tại đất nước mặt trời mọc. Nơi đây từ lâu đã luôn là một địa điểm hành hương nổi tiếng của đất nước. Hằng năm, cứ vào mùa hè là rất nhiều người dân của nước Nhật sẽ bắt đầu cuộc hành trình đến với ngọn núi kỳ diệu này. Chính vì điều đó mà nơi đây có rất nhiều những đền thờ cũng như trạm dừng chân khác nhau để phục vụ cho những người hành hương hoặc để phục vụ cho các nghi lễ.

Núi Phú Sĩ được tồn sung đến mức trong lịch sử có cả một giáo phái tôn sùng ngọn núi này một cách cuồng tín. Họ cuồng tín đến mức mà chính quyền mạc phủ Tokugawa lúc bấy giờ đã phải ban bố lệnh cấm với giáo phái. Tuy không còn những trong lòng người dân đất nước Nhật Bản thì núi Phú Sĩ vẫn luôn là một địa điểm tâm linh văn hóa hàng đầu.

Theo như câu tục ngữ đã được lưu truyền từ xa xưa ở Nhật Bản, trong giấc mơ đầu tiên của năm mới, nếu bạn mơ thấy núi Phú Sĩ (Núi Phú Sĩ hùng vĩ, có phát âm giống với từ “bất tử” nên có ý nghĩa trường thọ) thì bạn sẽ có một năm ngập tràn may mắn và thịnh vượng. Ngoài ra, điều may mắn khác thứ hai là mơ thấy đại bàng (đại bàng được mệnh danh là chúa tể bầu trời, là biểu tượng của sức mạnh và chiến thắng), thứ ba là cà tím (phát âm giống với từ “thành tựu”).

Núi Phú Sĩ là một trong 3 ngọn núi linh thiêng vô cùng quan trọng trong văn hóa và tôn giáo của đất nước Nhật Bản cùng với núi Haku và núi Tate. Còn đối với bạn bè quốc tế thì ngày nay núi Phú Sĩ là một điểm đến du lịch tuyệt vời thu hút hàng triệu khách du lịch làm visa Nhật Bản đến đây mỗi năm.