Top những biểu tượng Nhật Bản không thể nhầm lẫn ở nơi khác
Một Quốc gia luôn gắn liền với những biểu tượng đặc trưng và người dân trong nước luôn tự hào về điều đó. Với nền văn hóa truyền thống đa dạng và giàu bản sắc, những biểu tượng Nhật Bản sẽ khiến chúng ta thích thú và khám phá. Bởi chúng mang nét đặc trưng duy nhất không thể lẫn vào đâu!
Hoa anh Đào
Hoa anh đào Nhật Bản là cây thuộc họ thân gỗ, loài hoa thuộc họ Mận, Mơ. Chúng có tên gọi khoa học là Prunnus cerasoides. Hiện nay vẫn còn đang rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của hoa anh đào, tuy nhiên trong tâm trí nhiều người thì khi nhắc đến hoa anh đào, thì ta thường nhớ ngay đến xứ sở mặt trời mọc – Nhật Bản.
Hoa anh đào nở theo chùm từ 3-5 bông, cánh hoa xếp chồng lên nhau từ trong ra ngoài, có nhiều màu như màu trắng, hồng, tím,…và thường nở rộ vào tháng mùa xuân và thời kỳ nở hoa rất ngắn từ 7-15 ngày.
Có nhiều ghi chép rằng người Nhật yêu hoa anh đào, và vào thời cổ đại, một nữ thần được ví như hoa anh đào đã xuất hiện ở Kojiki. Trong Manyoshu (tuyển tập thơ cổ nhất ở Nhật Bản), nhiều loài hoa anh đào được vẽ rõ ràng là “loài hoa tượng trưng cho mùa xuân”, và có thể thấy rằng vào thời đại Nara, khi Manyoshu được dệt kim, cảm giác yêu hoa anh đào đã được định hình trong trái tim người Nhật…
Ngày nay hoa anh đào Nhật Bản có rất nhiều loại, thế những phổ biến nhất gồm có somei yoshino, yamazakura, Kawazu zakura, Somei Yoshino. Trong đó, Somei Yoshino. Đây là loại hoa anh đào phổ biến nhất, bạn có thể bắt gặp ở khắp Nhật Bản.
Kimono
Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và Kimono quả thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản.
Du nhập vào Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian dưới dạng những bộ đồ lót bằng cotton, nhưng phải đến khi người Nhật đã chắt lọc được những tinh túy, sáng tạo nó thành một kiểu riêng , đẹp và cầu kỳ hơn rất nhiều thì Kimono mới chính thức được đón nhận và phát triển nhanh chóng trở thành trang phục truyền thống của người Nhật.
Theo truyền thống của Nhật, Kimono được may từ các loại vải dệt từ thiên nhiên như vải bông, vải lanh, vải lụa. Riêng mùa hè, áo Kimono được làm bằng vải cotton. Các loại Kimono gồm: Furisode, Yakata, Houmongi, Tomesode, Mofuku, Shiromaku, Tsumugi. Phụ kiện đi kèm gồm: Thắt lưng Obi (cho nữ), Heko bi và Kaku (cho nam), Taiko-musubi, dây cài lưng, trâm cài đầu và guốc gỗ.
Khi mặc Kimono, người mặc phải tuân theo đúng nguyên tắc riêng của trang phục này: quấn bên phải vào trước rồi quấn đến bên trái. Lưu ý chỉ được quấn ngược lại khi đi dự tang lễ. Tùy vào từng lứa tuổi, tầng lớp xã hội và từng mùa để lựa chọn trang phục cho phù hợp.
Núi Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng Nhật Bản, đã được công nhận di sản văn hóa thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013. Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi ở phía Tây Nam Tokyo. Sẽ chỉ cách khoảng 100km nếu bạn đi từ Tokyo tới núi Phú Sĩ.
Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với Hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu.
Núi Phú Sĩ được xem như là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, một điểm đến “must-see” của bất cứ tín đồ du lịch nào khi đến với Nhật Bản. Người Nhật Bản tin rằng Phú Sĩ là nơi ở của những vị thần, nhà của kami – linh hồn có sức mạnh điều khiển lửa và nước. Chính vì vậy, người dân rất tôn kính ngọn núi này, thường xuyên tổ chức các nghi lễ thờ cúng nhằm cầu mong các vị thần giúp ngăn chặn những thảm hoả tự nhiên như động đất, núi lửa…
Không những vậy, Phú Sĩ còn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền rằng nếu ai đó nằm mơ thấy núi Phú Sĩ (đặc biệt là đêm mùng 1 Tết) thì sẽ gặp được nhiều may mắn, được thần linh phù hộ suốt cả năm. Người dân xứ Phù Tang tin rằng những gì ngọn núi này mang lại như đất, nước…đều sẽ giúp ban phước lành, che chở cho dân chúng được an lành.
Đền Itsukushima
Đền Itsukushima – Hiroshima còn được biết đến là Thần xã, nằm ở Miyajima tỉnh Hiroshima. Chiếc cổng Torii lớn của ngôi đền nổi trên biển Seto – là biển nội địa của Nhật Bản – được xem là biểu tượng tiêu biểu của Nhật Bản trong các tạp chí hướng dẫn du lịch trên toàn thế giới.
Tên của ngôi đền là Itsukushima, tuy nhiên, ngôi đền có thờ thần Omiya nên dần dần đền được gọi là Miyajima. Tuy nhiên tên của ngôi đền vẫn không thay đổi và Itsukushima là tên gọi phổ biến được nhiều người biết đến với cả những khách du lịch quốc tế.
Ngôi đền được thiết kế và xây dựng như một bến cảng trên biển và nổi trên mặt nước, nằm tách biệt ngoài hòn đảo. Gần đền thờ có một sân sấu kịch Nogaku được xây dựng từ năm 1590 để biểu diễn các vở kịch nhằm tôn vinh các vị thần.
Người dân Miyajima xưa kia muốn vào ngôi đền thiêng này, phải neo thuyền của họ ngoài cổng đền. Phụ nữ đến gần ngày sinh buộc phải rời đảo. Người già, người đau ốm cũng không được phép ở lại. Không có sự sinh và cũng không có cái chết được tồn tại ở đây.
Cá chép Koi
Trong văn hoá Nhật Bản, cá Koi tượng trưng cho khát vọng, tinh thần dũng cảm, và sức mạnh vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Bởi chúng có khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau, nó tượng trưng cho sức mạnh. Đó là do trong bản chất cá Koi có thể lội ngược dòng. Hình tượng cá chép Koi còn mang nhiều tầng ý nghĩa khác từ văn hóa đến thẩm mĩ cũng như cả các lễ hội truyền thống hay ẩm thực,…
Quân xâm lược Trung Quốc đã đưa cá Koi đến Nhật Bản, nơi mà cá phát triển mạnh mẽ. Ban đầu chúng là cá chép thường, sau đó được thuần hóa, chọn lọc và nuôi để tạo ra những màu sắc khác nhau. Hiện cá Koi có hơn 100 loại màu sắc khác nhau. Cá chép Koi được người Nhật lai tạo nhân giống đầu tiên tại đảo Niigata. Cá chép lai tạo có tên gọi là “Nishikigoi” (cá chép nhiều màu sắc).
Cá Koi chỉ có 4 màu cơ bản là: trắng, đỏ, vàng, xám bạc và còn tùy theo cách phân bổ màu sắc trên mình mà người ta chia làm nhiều loại khác nhau như: Kohaku, San Showa, Ogon, Kin – Showa, Hi – Utsuri, Shusui…
Cá Koi thu hút không chỉ bởi vẻ đẹp mà nó còn mang nhiều ý nghĩa tốt lành khi chúng gắn liền với nhiều câu chuyện thần thoại. Câu chuyện về cá Koi nói rằng nó là một loài cá rất dũng cảm, chúng luôn khát khao được vượt thác hóa rồng nhưng nếu chẳng may bị bắt thì cũng sẽ như nằm trên thớt mà không biết run rẩy, giống như đội quân Samurai của Nhật Bản đối mặt với gươm đao.
Mèo thần tài Maneki neko
Mèo thần tài Maneki-Neko hay còn gọi là mèo may mắn có xuất xứ từ Nhật Bản, trong đó “Neko” nghĩa là con mèo còn “Maneki” mang ý nghĩa là sự hấp dẫn, mời gọi, có thể hiểu là Mèo vẫy gọi hoặc Chiêu tài. Chú mèo này được xem như là linh vật giúp chiêu dụ may mắn về tài lộc và sức khoẻ, được không ít giới kinh doanh sử dụng trong công việc, buôn bán.
Bàn chân của nó được thiết kế để có thể di chuyển qua lại theo chuyển động đung đưa. Một số bức tượng thậm chí còn được lắp động cơ để chúng có thể vẫy cả ngày. Maneki-neko thường được làm theo kiểu dáng đang ngồi và cầm đồng xu koban, một đồng xu vàng hình bầu dục từ thời Edo của Nhật Bản. Trên đồng xu viết chữ “sen man ryou” (千万両), nghĩa là 10 triệu miếng vàng.
Nhật Bản có một con phố mang tên Manekineko-dori (Phố Mèo vẫy gọi) ở thành phố Tokoname, tỉnh Aichi. Ở đó, có hàng chục bức tượng mèo bằng gốm trang trí trên đường phố. Và tất nhiên, Đền Gōtoku-ji – nơi truyền thuyết về con mèo may mắn bắt đầu – là nơi có hàng trăm bức tượng maneki-neko nhỏ xinh.
Chim hạc
Chim hạc (sếu sầu đỏ, hạc đầu đỏ) được người dân Nhật Bản gọi là hạc Tancho là loài chim lớn và quý hiếm trên thế giới. Chữ “tan” trong từ Tancho có nghĩa là màu đỏ, chữ “cho” có nghĩa là chỏm lông trên đầu. Với chiều dài sải cánh lên đến 1,4m , bộ lông trắng thuần khiết cùng với chỏm lông đỏ trên đỉnh đầu, chim hạc là loại chim lớn nhất và là biểu tượng đẹp của đất nước mặt trời mọc.
Chim hạc cũng giống như tình cảm con người, cực kì thủy chung. Một con trống sẽ sống trọn đời với 1 con mái. Chính điều này người Nhật luôn coi chim hạc như là biểu tượng của những cặp vợ chồng. Họa tiết trên trang phục cưới kimono có sự xuất hiện của loài chim này, hàm ý chúc vợ chồng trẻ sẽ sống trăm năm hạnh phúc.
Vòng đời của hạc thường 30~60 năm. Chúng là loài lông vũ có tuổi thọ cao nhất trong họ nhà chim. Từ xa xưa, nước Nhật và các nước phương Đông khác xem hạc là con vật linh thiêng biểu tượng cho sự trường thọ. Hạc còn là đề tài chủ đạo trên các bức tranh giấy cuộn dùng để trang trí ở Nhật.
Ngoài ra, hạc giấy cũng là hình ảnh rất đỗi quen thuộc của người dân Nhật Bản. Trong bộ môn nghệ thuật xếp hình ori – gami, ở Nhật, người ta tin rằng, xếp đủ 1000 con hạc giấy, thì một điều ước về bình an, thuận lợi, sức khỏe sẽ được thực hiện. Với niềm tin tuyệt đối vậy mà Nhật Bản đã kiên cường đứng lên sau hàng loạt thảm họa mà gần đây nhất là thảm họa kép năm 2011.